Cho trẻ ăn yến sào đúng cách

Bác sĩ Trần Bảo Quốc Tác giả Bác sĩ Trần Bảo Quốc 21/01/2024 28 phút đọc

Cho trẻ ăn yến sào đúng cách là điều ba mẹ phải hiểu rõ trước khi quyết định bổ sung yến sào nhằm nâng cao sức khoẻ ở trẻ. 

Không chỉ tìm hiểu về sản phẩm để mua được yến ngon, yến chất lượng, việc có kiến thức về liều lượng, thời điểm ăn yến hay những điều cần tránh khi cho bé sử dụng yến rất quan trọng, đây là yếu tố giúp bé hấp thu được nguồn dinh dưỡng quý giá từ yến sào và đạt được hiệu quả về sức khoẻ tốt nhất. 

Milany đã gặp rất nhiều trường hợp cách sử dụng yến sào sai đã hao tốn tiền bạc mà không đem lại kết quả gì.

Những lưu ý cần biết khi cho trẻ ăn yến sào đúng cách

 
Tổ yến được xem là một loại thực phẩm quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Với hàng loạt những dưỡng chất vô cùng tốt cho sức khoẻ, yến sào luôn là lựa chọn tiên quyết cho việc đầu tư vào sức khoẻ, nhất là ở trẻ em. Tuy nhiên, để tác dụng của yến sào đạt được kết quả tốt nhất, cha mẹ nên xem qua những lưu ý này trước khi cho bé thử món yến sào: 
 
Độ tuổi phù hợp để cho trẻ ăn yến sào: theo Milany, độ tuổi phù hợp nhất để bé bắt đầu ăn yến sào chính là sau 1 tuổi. Đây là giai đoạn hệ tiêu hoá của bé đã khá hoàn thiện và dễ dàng hấp thu dinh dưỡng, cũng là giai đoạn bé cần bổ sung thật nhiều dưỡng chất cho quá trình phát triển những mốc quan trọng như mọc răng, tập đi, tập nói,…sau 1 tuổi.  

Trẻ dưới 1 tuổi thì nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ vẫn được đánh giá cao nhất và được xem là nguồn cung cấp dưỡng chất chính cho bé. Lúc này tiêu hoá của bé vẫn còn khá non nớt, không nên cho bé ăn yến sào dễ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. 
 do tuoi phu hop cho tre an yen sao sau 1 tuoi
 
Lượng yến sào phù hợp cho trẻ ăn trong một ngày: Đối với trẻ từ 1-4 tuổi nên cho bé ăn 1g yến khô/ ngày. Có thể ăn cách ngày và 1 tuần không quá 3 lần. Trẻ từ 4-12 tuổi có thể tăng lên 2-3g yến khô/ lần ăn/ cách ngày. Mẹ nên cho bé ăn duy trì trong nhiều tuần liên tiếp để theo dõi sự chuyển biến trong sức khoẻ của trẻ, không nên ngắt quãng hoặc ăn nhiều trong 1,2 lần. 
 
luong yen sao cho tre moi ngay

 

Những loại yến sào nào là an toàn và đảm bảo chất lượng cho trẻ em: hiện nay, yến sào được phân phối với nhiều quy cách. Từ yến thô nguyên tổ đến yến làm sạch hay yến tinh chế, mẹ có thể lựa chọn loại phù hợp với kinh tế cũng như nhu cầu sử dụng của gia đình. Tuy nhiên theo Milany, đối với những mẹ bỉm bận bịu, mẹ nên ưu tiên các loại yến đã sơ chế sạch như yến vụn tinh chế hay yến tinh chế đắp tổ,… 

Việc chế biến sẽ vô cùng đơn giản và nhanh chóng đỡ mất thời gian. Mặt khác, nếu mua tổ yến thô về và sơ chế không đúng cách, tổ yến vẫn còn sót lại lông yến hay tạp chất, sẽ làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp còn non yếu của trẻ, đây là điều Milany khuyên bạn nên cân nhắc. 

Một lựa chọn khác vừa tiện lợi lại vừa dễ dàng căn chỉnh liều lượng chính là những loại yến chưng sẵn đóng hũ, mẹ nên chọn những thương hiệu uy tín, hàm lượng yến cao, nguyên liệu đi kèm chất lượng và đảm bảo VSATTP nữa nhé! 
 
loai yen sao chat luong cho tre

 

Cách chế biến yến sào cho trẻ ăn ngon và đúng cách: yến sào rất lành tính và không hề kiêng kỵ với bất cứ loại thực phẩm nào, vì vậy có rất nhiều cách chế biến món yến sào thơm ngon cho bé. Tuy nhiên tuỳ vào độ tuổi và khả năng ăn thô, khả năng tiêu hoá của bé mà mẹ nên quan sát để chế biến món ăn cho phù hợp. 
 
cach che bien yen sao cho tre

 

MILANY MÁCH BẠN 3 CÁCH CHẾ BIẾN YẾN SÀO ĐƠN GIẢN CHO BÉ YÊU.  

 

Yến chưng đường phèn long nhãn:  

 

yen chung duong phen long nhan

 

THỰC HIỆN:   

 

Ngâm tổ yến khô từ 15-30 phút tuỳ loại yến, vớt ra để ráo và tách sợi thật nhỏ.   

 

Yến tươi bạn không cần ngâm, chỉ cần rửa qua rây dưới vòi nước thật nhanh và để ráo.   

 

Rửa sạch long nhãn và ngâm trong nước lọc khoảng 20 phút. Cho long nhãn cùng với nước ngâm vào thố chưng, cho yến đã ngâm mềm vào chưng trong 10 phút, sau đó cho lượng đường phèn đã chuẩn bị vào chưng thêm 5 phút rồi tắt bếp.  

 

Yến chưng long nhãn có vị ngọt, hương thơm dễ chịu làm giảm bớt mùi tanh của tổ yến giúp bé dễ ăn. Đây là món ăn xế phù hợp mẹ nên làm thử cho bé nhé!  

 

Lưu ý: Món yến chưng long nhãn sẽ có vị ngọt sẵn từ long nhãn nên bạn chỉ cần cho thêm ít đường phèn, không nên cho nhiều sẽ bị ngọt quá.   

 

Nếu chưng cho trẻ em dưới 4 tuổi liều lượng chỉ 1g yến / lần ăn, bạn nên thay thố chưng bằng nhiều hũ thuỷ tinh có dung tích 50-70ml, làm như vậy sẽ tiết kiệm được kha khá thời gian và mỗi tuần chỉ cần chưng 1 lần, để tủ lạnh cho bé ăn dần.   

 

Cháo hằng ngày kết hợp cùng tổ yến: Với đặc trưng cực kì lành tính và dễ kết hợp trong nhiều món ăn khác nhau, Milany mách các mẹ một mẹo nhỏ để kết hợp yến sào vào các bữa ăn chính của bé thông qua món cháo mà bé nào cũng ăn trong giai đoạn tập ăn nhé.  

 

chao ket hop cung to yen
 

THỰC HIỆN:   

 

Mẹ chưng yến với một lượng nước vừa đủ ngập phần tổ yến, không cho thêm bất kì nguyên liệu nào. Khi yến chưng đủ độ nở mềm, mẹ lấy ra và chia nhỏ trong các hộp bảo quản thức ăn đúng liều lượng bé ăn / lần, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh ( không quá 1 tuần).  

 

Kết hợp cùng cháo: Vào những bữa chính như ăn sáng hoặc ăn tối, mẹ lấy yến ra, hâm lại và cho vào cháo đã chuẩn bị cho bé, khuấy đều cho bé ăn. Đây là cách kết hợp yến chưng vào thực đơn dinh dưỡng cho bé khá phổ biến, và cũng là cách bổ sung yến sào không làm bé bị ngán khi ăn đi ăn lại những món yến chưng thông thường.  

 

Lưu ý: Mẹ nên cho yến đã hâm nóng vào bát cháo đã múc ra, tuyệt đối không cho yến vào nấu cùng cháo, sẽ làm mất nhiều dưỡng chất trong yến. Cách ăn này tốt nhất nên ăn và bữa sáng vì đây là thời điểm bé hấp thu yến tốt nhất.  

 

Yến chưng hạt sen, kỷ tử:  

 

yen chung hat sen ky tu
 

THỰC HIỆN:   

 

Ngâm tổ yến đến khi đủ độ nở mềm, để ráo và xé sợi nhỏ   

 

Hạt sen khô ngâm ít nhất 1h còn hạt sen tươi chỉ cần rửa sạch, lấy tim sen cho khỏi đắng. Luộc trong nước lọc khoảng 20 phút, vừa chín mềm.  

 

Kỷ tử rửa sạch và ngâm với 1 ít nước lọc.   

 

Cho tổ yến vào thố chưng cùng kỷ tử trong khoảng 10 phút, sau đó cho tiếp hạt sen đã luộc ( có thể cho cả nước luộc hạt sen nếu muốn ăn loãng) và đường phèn cùng vài lá dứa, chưng thêm 5 phút rồi tắt bếp.   

 

Vớt lá dứa ra và cho bé thưởng thức.  

 

Lưu ý: Đối với những trẻ mới bắt đầu tập ăn chưa ăn thô tốt, không nên cho bé ăn hạt sen chín mềm vì hạt sen có độ bột, bứ dễ gây hóc nghẹn hoặc khó nuốt.  

 

Món này phù hợp ăn vào buổi tối để hỗ trợ bé ngủ ngon giấc hơn.    
 

Các lợi ích của yến sào cho sức khoẻ của trẻ em  

 

yen sao tang cuong suc de khang cho tre

 

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ: hàm lượng dinh dưỡng cao trong yến sào cùng hàng loạt vi chất bổ sung giúp đề kháng của trẻ được nâng cao. Ở độ tuổi phát triển thể chất và trí não, trẻ rất cần bổ sung dinh dưỡng thông qua nhiều loại thức ăn khác nhau đặc biệt là sữa, cùng nhiều thực phẩm bổ dưỡng khác. Yến sào chính là lựa chọn hàng đầu mà ba mẹ nên lưu tâm vì bảng thành phần ưu việt giúp bé yên tâm phát triển toàn diện với một nền tảng sức khoẻ vững chắc. 
 

canxi trong yen sao nang cao suc khoe cho tre

 

Canxi và các nguyên tố kim loại quý trong yến sào giúp bé có khung xương vững chắc, chiều cao vượt trội và khả năng vận động nhanh nhẹn trong các hoạt động thể chất. 
 

axit amin trong yen sao giup phat trien tri nao cho tre

 

Các axit amin và khoáng chất bổ trợ phát triển trí não, tăng tập trung và giảm mệt, căng thẳng. Bé dễ dàng tiếp thu nhiều thông tin và ghi nhận nhanh, nhạy hơn. Việc bổ sung yến sào đúng cách ở trẻ được xem là cách ba mẹ tặng cho con một hành trình phát triển ổn định về thể chất và vượt bậc về trí tuệ, tính tương tác với môi trường và tăng khả năng học hỏi ở trẻ. 
 

Những điều cần tránh khi cho trẻ ăn yến sào  

 
han che yen sao cho tre

 

Không cho trẻ ăn yến sào quá nhiều: dù là thức ăn siêu dinh dưỡng nhưng tuyệt đối không quá lạm dụng yến sào ở trẻ, ăn nhiều yến sào vừa làm lãng phí tiền bạc của cha mẹ vừa dễ gây những tác dụng ngược lên sức khoẻ của trẻ như khó tiêu, đầy bụng, cồn cào,… 
 
han che cho be an yen sao truoc buoi chinh
 
Tốt nhất nên cho trẻ ăn vào buổi sáng sớm và buổi tối trước khi ngủ ít nhất 1 tiếng. Không nên cho bé ăn trước bữa chính quá sát giờ sẽ làm bé bỏ bữa do bị ngang bụng, nên ăn yến cách bữa ăn chính khoảng 2 tiếng. 
 
khong cho tre an yen sao trong luc benh

 

Không cho trẻ ăn yến sào trong những trường hợp bé bị cảm mạo, sốt cao, đau bụng tiêu chảy, trẻ đang bị viêm da hay viêm nhiễm do dị ứng,…Tốt nhất nên cho bé dùng để phục hồi sau khi đã khỏi bệnh. 
 khong cho tre an yen sao truoc khi ngu
 
Không cho bé chạy nhảy vận động mạnh sau khi ăn yến vì khiến bé không tiêu hoá được dễ bị trào ngược, nôn ói,… Ba mẹ cũng không nên ăn bé ăn yến sát giờ ngủ vì ăn xong bé cần có thời gian tiêu hoá và vận động nhẹ nhàng trước khi vào giấc. 
 
can trong khi cho tre an yen sao lan dau

 

Đối với trẻ ăn yến lần đầu, ba mẹ cần quan sát biểu hiện của bé, nếu xảy ra trường hợp bé bị bồn chồn khó tiêu, bụng chướng, đi ngoài phân sống, mẹ nên ngưng cho bé ăn yến một thời gian rồi thử lại. Nếu vẫn còn trường hợp trên thì có thể cơ địa bé không phù hợp với yến sào, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để rõ hơn. 
 

Yến sào là thức ăn bổ sung cực kì tốt dành cho trẻ e từ trên 1 tuổi. Ăn yến sào đúng liều lượng, đúng thời điểm sẽ giúp bé có được nền tảng sức khoẻ vững chắc, ngăn ngừa được nhiều bệnh lý do thiếu chất gây ra.  

Bé được bổ sung nhiều dưỡng chất quý hiếm mà trong nhiều loại thức ăn khác không có được, giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, ba mẹ sẽ thấy việc nuôi con trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.  

Milany chúc ba mẹ có thật nhiều góc nhìn mới qua bài viết này cũng như những lưu ý quan trọng để mang tặng con món quà vô giá như yến sào, cho con những điều tốt đẹp nhất.

Viết bình luận
Thêm bình luận
Popup image default

Thông báo

Tư vấn qua Zalo
Tư vấn qua Phone
Tư vấn qua Facebook