Ai không nên ăn yến sào
Ai không nên ăn yến sào ? Liệu yến sào có phải là thực phẩm bổ dưỡng dành cho tất cả mọi người, mọi độ tuổi như những gì chúng ta nghe từ trước nay không? Nếu bạn vẫn đang đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này, hãy theo chân Milany nhé!
Những ai không nên ăn yến sào?
Nếu xét về thành phần những nhóm chất và đặc tính của yến sào, hầu như không có hoạt chất gì đặc biệt gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.
Tuy nhiên, để hiểu thật kĩ công dụng của yến sào, chúng ta cùng nhìn lại những dưỡng chất có trong tổ yến và tìm hiểu xem ai không nên ăn yến sào.
Để hiểu rõ những tác dụng thần kỳ của yến sào đối với sức khỏe và cách sử dụng hiệu quả nhất, Milany khuyên bạn nên xem kỹ bài viết dưới đây.
Protein chiếm hơn 50% trong bảng thành phần. Đây là dưỡng chất chính tạo ra năng lượng của cơ thể, người cung cấp đủ protein sẽ có cơ thể khoẻ mạnh cường tráng, miễn dịch và đề kháng tốt.
30 axit amin có lợi cho cơ thể giúp cải thiện sức khoẻ, tác động trực tiếp đến việc chữa lành và hồi phục nhanh chóng.
Vitamin và khoáng chất có tác dụng dưỡng nhan, cải thiện sức khoẻ sinh lý, an thần.
Vậy, nhóm đối tượng nào không nên sử dụng yến sào?
Người kém hấp thu: Người có cơ địa kém hấp thu các chất như đạm không nên dùng yến sào. Đối với người bình thường, chỉ nên dùng yến sào đúng liều lượng và thời điểm, tránh việc khó tiêu, đầy hơi chướng bụng. Vì vậy người kém hấp thu cơ địa cũng sẽ gặp trường hợp này nếu ăn yến sào.
Người sốt, cảm mạo, thương hàn: Thời điểm này cơ thể còn đang rất yếu, các bộ phận bên trong cơ thể đang cố gắng đánh lại virut và hồi phục. Ngay thời điểm này không nên cho người bệnh ăn yến vì dễ gây chướng bụng, hoặc không thể hấp thu hết dinh dưỡng trong yến sào mà sẽ bài tiết hết ra ngoài.
Người lạnh bụng, đang gặp các vấn đề về tiêu hoá: Ngay lúc này người bệnh không nên ăn yến sào vì tính bình trong yến sẽ làm lạnh bụng và khó tiêu hơn. Chỉ nên dùng thực phẩm dễ tiêu hoá để phục hồi hẳn, sau đó mới dùng yến sào.
Người mắc bệnh viêm nhiễm cấp tính như viêm tiết niệu, viêm da cấp tính, viêm phế quản cấp không nên dùng yến sào. Yến sào tuy rất bổ nhưng tốt nhất ngay thời điểm cơ thể đang yếu và cần điều trị bằng thuốc chúng ta không nên sử dụng để tránh những tác dụng không mong muốn. Tốt nhất yến sào nên dùng ngay khi cơ thể đã phục hồi.
Phụ nữ mang thai dưới 3 tháng: Phụ nữ ở giai đoạn đầu thai kì sẽ gặp trường hợp ốm nghén, do cơ thể đang thay đổi và làm quen với một cá thể mới xuất hiện. Ở giai đoạn này, cơ thể mẹ còn yếu và khó hấp thu những chất quá bổ, các bác sĩ thường khuyên không nên dùng yến sào ở giai đoạn này để tránh trường hợp mẹ bị chướng bụng, đầy hơi. Mẹ nên dùng yến sào từ tháng thứ 4 của thai kì là tốt nhất.
Các mẹ có thể xem thêm bài viết chia sẻ của CEO Milany về cách sử dụng yến đúng cách cho bà bầu tại: Bầu ăn yến được không
Phụ nữ sau sinh 1 tháng mới được dùng yến sào. Trong 1 tháng đầu do cơ thể mẹ vừa trải qua một cơn đau và suy yếu, ăn yến sẽ không hấp thu hết dưỡng chất mà khiến mẹ khó chịu hơn do lạnh bụng. Giai đoạn này tốt nhất nên dùng những thực phẩm lành tính, ấm bụng và dễ tiêu để hồi phục. Sau 1 tháng mẹ có thể bắt đầu ăn yến sào để bồi bổ cho cơ thể.
Trẻ em dưới 7 tháng tuổi không nên dùng yến sào. Đây là giai đoạn bé nên dùng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính để nuôi dưỡng cơ thể còn non nớt. Bộ phận tiêu hoá ở giai đoạn này khó hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn, vì vậy mẹ không nên cho bé dùng các loại thực phẩm khác trừ sữa mẹ và sữa công thức.
Từ 7 tháng trở đi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể cho bé dùng lượng ít yến sào và theo dõi phản ứng của cơ thể. Nhiều bé không hấp thu hết, đi phân lỏng hoặc không bình thường mẹ nên ngưng và chi bé thử lại.
Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối
Đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, tình trạng sức khỏe của họ rất yếu và hệ thống miễn dịch không ổn định.
Yến sào chứa các yếu tố tăng trưởng có thể kích thích sự phân chia và phát triển của tế bào. Trong trường hợp của các tế bào ung thư, những yếu tố này có thể làm tăng sự phát triển của chúng, từ đó gây ra nguy cơ sức khỏe đáng kể.
Vì lý do này, việc người bệnh ung thư giai đoạn cuối tránh sử dụng yến sào là cần thiết, nhằm hạn chế nguy cơ phát triển của tế bào ung thư.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm cá nhân của CEO nhà Milany, mẹ nên sử dụng yến sào cho bé khi bé được 1 tuổi, vì đây là giai đoạn cơ thể bé hoàn thiện, việc hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn sẽ tốt hơn, và tránh làm ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hoá khi bé còn quá nhỏ.
Trên đây là chia sẻ của Milany về việc ai không nên ăn yến sào. Ông bà ta đã nói: bổ quá hoá độc, việc sử dụng yến sào đối với người bình thường rất tốt, tuy nhiên ở những giai đoạn cơ thể cần ổn định để đào thải các loại virut hay độc tố, chúng ta không nên sử dụng và lạm dụng yến sào với mong muốn chữa bệnh nhanh chóng
Cẩm nang quý khách nên đọc một lần về cách sử dụng yến sào:
- Bầu ăn yến được không và 6 điều cần biết khi mua
- Sau sinh ăn yến được không? Và 6 tác dụng mẹ nên biết
- Ăn yến có béo không? Và 6 cách dùng nên biết?
- Ăn yến sào bao lâu thì có tác dụng? Và 3 cách dùng hiệu quả nhất
- Phân biệt yến già yến non và 5 cách khách hàng nên biết
- Phân biệt yến thật giả với 12 cách đơn giản hiệu quả
- Tổ yến kỵ với thực phẩm nào ? 5 Lưu ý khi sử dụng
- Ăn yến có tốt cho phổi không ? Và 3 lưu ý cần biết khi mua
- Bị covid ăn yến chưng được không ? Và 4 lưu ý khi sử dụng
- Tổ yến bị mốc có ăn được không?