Tổ yến kỵ với thực phẩm nào ?

Và 

5

Lưu ý khi sử dụng

Xem ngay

  • Giảm ngay 5% cho khách hàng lần đầu
  • Cam kết đền tiền 5 lần nếu giao tổ yến giả
  • Giao hàng nhanh 1 - 3 ngày.
Tham vấn y tế:
Bác sĩ Trần Bảo Quốc
Ngày cập nhật: 01/06/2023

Milany

>

Yến sào

>

Tác dụng của yến sào

>
Tổ yến kỵ với thực phẩm nào
Tổ yến kỵ với thực phẩm nào khi kết hợp trong những món ăn bồi bổ? Người chế biến và sử dụng yến tổ nên lưu ý những gì? Bằng những kinh nghiệm bản thân và chia sẻ từ khách hàng, hôm nay nhà yến Milany sẽ mách bạn những lưu ý quan trọng về những điều tối kỵ khi sử dụng yến sào nhé!

MỤC LỤC BÀI VIẾT

1. Tổ yến kỵ với thực phẩm nào ?

2. Yến sào kỵ gì?

3. Khi nào không nên ăn yến sào?

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Tổ yến kỵ với thực phẩm nào ?

Tổ yến sào là thực phẩm lành tính có thành phần chứa nhiều dưỡng chất đặc biệt rất tốt cho sức khỏe. Yến sào hầu như không kiêng kỵ với loại thực phẩm nào khi kết hợp cùng nhau.

Với nguyên liệu là yến sào, chúng ta có thể chế biến ra rất nhiều món ăn khác nhau từ món ngọt đến món mặn và tất cả đều có giá trị về việc phục hồi và bồi bổ sức khỏe.

Cùng điểm qua những món ăn phổ biến khi kết hợp với yến sào như: Yến chưng táo đỏ, hạt sen, kỷ tử, đông trùng hạ thảo, chè tuyết yến dưỡng nhan, chè yến hạt chia kỷ tử,... Những món mặn từ yến sào như gà, bồ câu hầm yến, cháo gà, cháo hải sản yến sào, soup vi cá hải sâm yến sào,...

Có thể thấy, hầu hết tất cả các món ăn khác đều có thể kết hợp cùng tổ yến mà không kiêng kỵ gì. Vì vậy chúng ta không cần lo ngại khi sáng tạo và biến tấu ra nhiều món ngon từ yến sào cho gia đình đổi vị.

Việc kết hợp với những thực phẩm khác nhau không chỉ mang lại hương vị thơm ngon mà còn có tác dụng tốt cho sức khỏe. Nếu bạn muốn biết thêm về những tác dụng của yến sào hãy đọc thêm bài viết dưới đây của Milany.

Yến sào kỵ gì?

Tuy không kỵ với các loại thực phẩm khác, nhưng yến sào kỵ với một số cách chế biến và bảo quản, nếu làm không đúng cách sẽ gây hao hụt chất dinh dưỡng, thay đổi kết cấu và ảnh hưởng đến công dụng của yến sào.
Yến sào kỵ gì khi sơ chế?
  • Không ngâm tổ yến trong nước sôi, nước nóng. Chỉ ngâm với nước lạnh ở nhiệt độ bình thường và ngâm tối đa 20 phút để tránh việc hao hụt dinh dưỡng do ngâm quá lâu. Đối với chân yến hay những tổ yến thô có kết cấu quá dày, cứng, có thể ngâm lâu hơn nhưng phải quan sát độ nở mềm và vớt yến ra sớm.
Yến sào kỵ gì khi chế biến?
  • Vì sao khi chế biến yến sào ta thường dùng phương pháp chưng cách thuỷ, đó là do yến sào rất kỵ với nhiệt độ cao. Tuyệt đối không nấu yến sào trực tiếp trong nồi dưới nhiệt độ cao, làm như vậy những dưỡng chất sẽ bốc hơi và bị triệt tiêu hết. Một phần khác khi nấu dưới lửa lớn, yến sào dễ bị tan và vỡ kết cấu, thành phẩm sau khi chế biến sẽ mất đi độ giòn dai và hương vị thơm đặc trưng của tổ yến.
  • Không nấu yến trực tiếp trong các món cháo, hầm, soup, canh yến. Chúng ta nên chưng yến riêng khoảng 15 phút, sau khi nấu chín các thành phần khác, mới cho yến sào vào sau cùng rồi thưởng thức. Đây là cách bảo toàn dinh dưỡng trong tổ yến và vẫn giữ được độ dai giòn sựt sựt của tổ yến.
Yến sào kỵ gì khi bảo quản?
  • Đối với tổ yến khô, có thể để trong hộp kín và để nơi thoáng mát lên đến 2 năm. Tuy nhiên thực phẩm nào cũng vậy, nếu để quá lâu sẽ không tốt bằng việc sử dụng sớm, chúng ta nên cân nhắc việc mua yến với số lượng vừa phải và sử dụng trong thời gian ngắn, không nên lưu trữ quá lâu.
  • Đối với tổ yến tươi (tổ yến đã qua bước sơ chế, ngâm nở), nên để vào túi zip hoặc hộp kín hơi và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 tháng. Muốn để lâu hơn nên cho vào ngăn đá. Lưu ý dụng cụ bảo quản phải tuyệt đối kín để tránh tình trạng các loại vi khuẩn trong môi trường tủ lạnh xâm nhập vào gây biến chất và ẩm mốc.
  • Đối với yến đã chế biến thành món ăn, nên đậy kỹ và cất ngăn mát trong 1 tuần. Tốt nhất nên sử dụng càng sớm càng tốt để tránh đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy do thức ăn bị hỏng.

Khi nào không nên ăn yến sào?

Trong Đông y, yến sào có vị ngọt, tính bình và lành tính. Tuy nhiên, ở một số thời điểm và một số trường hợp không nên ăn yến sào.
Cảm ơn các bạn đã xem hết bài viết tổ yến kỵ với thực phẩm nào, hy vọng bài viết này của Milany đã mang đến cho bạn góc nhìn mới về yến sào cũng như bổ sung vào cẩm nang ẩm thực của bạn những kiến thức thật bổ ích. 
Người đang sốt, cảm lạnh, sốt thương hàn và mắc các bệnh về viêm nhiễm không nên ăn yến sào, do cơ thể lúc này đang yếu và đào thải các độc tố ra ngoài. Ăn yến sào lúc này dễ gây đầy bụng, buồn nôn và khó tiêu
Người đang bị ho, có đờm và đang mắc các bệnh về hô hấp không nên ăn yến sào, nên sử dụng sau khi điều trị bệnh xong để phục hồi sức khoẻ
Mẹ sau sinh không nên dùng yến sào ngay, nên chờ cơ thể phục hồi và ổn định ở tháng thứ 2 trở đi mới ăn yến. Bổ sung yến sào trong giai đoạn này rất tốt cho cơ thể mẹ cũng như chất lượng sữa mẹ để bé cùng phát triển toàn diện nhờ nguồn dưỡng chất quý giá từ yến sào.
Mẹ bầu dưới 3 tháng có cơ thể đang yếu và mệt mỏi do ốm nghén cũng không nên ăn yến sào vì dễ gây buồn nôn và lạnh bụng.
Trẻ dưới 1 tuổi cũng không nên ăn yến do hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện không thể hấp thu được chất dinh dưỡng trong tổ yến.
Milany Giao hàng 1 - 3 ngày
tư vấn sử dụng và mua tổ yến qua zalo

BẤM NHẬN TƯ VẤN

  • Địa chỉ 1: 69 Trần Huy Liệu, Phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
  • Số điện thoại: 09.3333.2814
  • Địa chỉ 2: Khu phố Phú Hòa, Thị Trấn Hòa Hiệp Trung, Huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên
  • Số điện thoại: 09.3333.2814
hệ thống của hàng phân phối Khu vực miền trung
  • Địa chỉ 1: Tầng 1, số 3 đường 11, KP5 Phường An Phú, Thành phố Thủ Đức, TP. HCM
  • Số điện thoại: 09.3333.2814
  • Địa chỉ 2: Tòa T1 chung cư Vista Verde, số 2 Phan Văn Đáng, Thạnh Mỹ Lợi, thành phố Thủ Đức, TP. HCM
  • Số điện thoại: 09.3333.2814
hệ thống của hàng phân phối Khu vực miền Nam
quý khách còn được tặng kèm file pdf 15 cách chưng tổ yến

Buy Now

1. Tổ yến kỵ với thực phẩm nào?

2. Yến sào kỵ gì?

3. Khi nào không nên ăn yến sào?