Cho trẻ ăn yến sào đúng cách
Cho trẻ ăn yến sào đúng cách là điều ba mẹ phải hiểu rõ trước khi quyết định bổ sung yến sào nhằm nâng cao sức khoẻ ở trẻ.
Không chỉ tìm hiểu về sản phẩm để mua được yến ngon, yến chất lượng, việc có kiến thức về liều lượng, thời điểm ăn yến hay những điều cần tránh khi cho bé sử dụng yến rất quan trọng, đây là yếu tố giúp bé hấp thu được nguồn dinh dưỡng quý giá từ yến sào và đạt được hiệu quả về sức khoẻ tốt nhất.
Milany đã gặp rất nhiều trường hợp cách sử dụng yến sào sai đã hao tốn tiền bạc mà không đem lại kết quả gì.
Những lưu ý cần biết khi cho trẻ ăn yến sào đúng cách
Trẻ dưới 1 tuổi thì nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ vẫn được đánh giá cao nhất và được xem là nguồn cung cấp dưỡng chất chính cho bé. Lúc này tiêu hoá của bé vẫn còn khá non nớt, không nên cho bé ăn yến sào dễ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Việc chế biến sẽ vô cùng đơn giản và nhanh chóng đỡ mất thời gian. Mặt khác, nếu mua tổ yến thô về và sơ chế không đúng cách, tổ yến vẫn còn sót lại lông yến hay tạp chất, sẽ làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp còn non yếu của trẻ, đây là điều Milany khuyên bạn nên cân nhắc.
Một lựa chọn khác vừa tiện lợi lại vừa dễ dàng căn chỉnh liều lượng chính là những loại yến chưng sẵn đóng hũ, mẹ nên chọn những thương hiệu uy tín, hàm lượng yến cao, nguyên liệu đi kèm chất lượng và đảm bảo VSATTP nữa nhé!
MILANY MÁCH BẠN 3 CÁCH CHẾ BIẾN YẾN SÀO ĐƠN GIẢN CHO BÉ YÊU.
Yến chưng đường phèn long nhãn:
THỰC HIỆN:
Ngâm tổ yến khô từ 15-30 phút tuỳ loại yến, vớt ra để ráo và tách sợi thật nhỏ.
Yến tươi bạn không cần ngâm, chỉ cần rửa qua rây dưới vòi nước thật nhanh và để ráo.
Rửa sạch long nhãn và ngâm trong nước lọc khoảng 20 phút. Cho long nhãn cùng với nước ngâm vào thố chưng, cho yến đã ngâm mềm vào chưng trong 10 phút, sau đó cho lượng đường phèn đã chuẩn bị vào chưng thêm 5 phút rồi tắt bếp.
Yến chưng long nhãn có vị ngọt, hương thơm dễ chịu làm giảm bớt mùi tanh của tổ yến giúp bé dễ ăn. Đây là món ăn xế phù hợp mẹ nên làm thử cho bé nhé!
Lưu ý: Món yến chưng long nhãn sẽ có vị ngọt sẵn từ long nhãn nên bạn chỉ cần cho thêm ít đường phèn, không nên cho nhiều sẽ bị ngọt quá.
Nếu chưng cho trẻ em dưới 4 tuổi liều lượng chỉ 1g yến / lần ăn, bạn nên thay thố chưng bằng nhiều hũ thuỷ tinh có dung tích 50-70ml, làm như vậy sẽ tiết kiệm được kha khá thời gian và mỗi tuần chỉ cần chưng 1 lần, để tủ lạnh cho bé ăn dần.
Cháo hằng ngày kết hợp cùng tổ yến: Với đặc trưng cực kì lành tính và dễ kết hợp trong nhiều món ăn khác nhau, Milany mách các mẹ một mẹo nhỏ để kết hợp yến sào vào các bữa ăn chính của bé thông qua món cháo mà bé nào cũng ăn trong giai đoạn tập ăn nhé.
THỰC HIỆN:
Mẹ chưng yến với một lượng nước vừa đủ ngập phần tổ yến, không cho thêm bất kì nguyên liệu nào. Khi yến chưng đủ độ nở mềm, mẹ lấy ra và chia nhỏ trong các hộp bảo quản thức ăn đúng liều lượng bé ăn / lần, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh ( không quá 1 tuần).
Kết hợp cùng cháo: Vào những bữa chính như ăn sáng hoặc ăn tối, mẹ lấy yến ra, hâm lại và cho vào cháo đã chuẩn bị cho bé, khuấy đều cho bé ăn. Đây là cách kết hợp yến chưng vào thực đơn dinh dưỡng cho bé khá phổ biến, và cũng là cách bổ sung yến sào không làm bé bị ngán khi ăn đi ăn lại những món yến chưng thông thường.
Lưu ý: Mẹ nên cho yến đã hâm nóng vào bát cháo đã múc ra, tuyệt đối không cho yến vào nấu cùng cháo, sẽ làm mất nhiều dưỡng chất trong yến. Cách ăn này tốt nhất nên ăn và bữa sáng vì đây là thời điểm bé hấp thu yến tốt nhất.
Yến chưng hạt sen, kỷ tử:
THỰC HIỆN:
Ngâm tổ yến đến khi đủ độ nở mềm, để ráo và xé sợi nhỏ
Hạt sen khô ngâm ít nhất 1h còn hạt sen tươi chỉ cần rửa sạch, lấy tim sen cho khỏi đắng. Luộc trong nước lọc khoảng 20 phút, vừa chín mềm.
Kỷ tử rửa sạch và ngâm với 1 ít nước lọc.
Cho tổ yến vào thố chưng cùng kỷ tử trong khoảng 10 phút, sau đó cho tiếp hạt sen đã luộc ( có thể cho cả nước luộc hạt sen nếu muốn ăn loãng) và đường phèn cùng vài lá dứa, chưng thêm 5 phút rồi tắt bếp.
Vớt lá dứa ra và cho bé thưởng thức.
Lưu ý: Đối với những trẻ mới bắt đầu tập ăn chưa ăn thô tốt, không nên cho bé ăn hạt sen chín mềm vì hạt sen có độ bột, bứ dễ gây hóc nghẹn hoặc khó nuốt.
Món này phù hợp ăn vào buổi tối để hỗ trợ bé ngủ ngon giấc hơn.
Các lợi ích của yến sào cho sức khoẻ của trẻ em
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ: hàm lượng dinh dưỡng cao trong yến sào cùng hàng loạt vi chất bổ sung giúp đề kháng của trẻ được nâng cao. Ở độ tuổi phát triển thể chất và trí não, trẻ rất cần bổ sung dinh dưỡng thông qua nhiều loại thức ăn khác nhau đặc biệt là sữa, cùng nhiều thực phẩm bổ dưỡng khác. Yến sào chính là lựa chọn hàng đầu mà ba mẹ nên lưu tâm vì bảng thành phần ưu việt giúp bé yên tâm phát triển toàn diện với một nền tảng sức khoẻ vững chắc.
Canxi và các nguyên tố kim loại quý trong yến sào giúp bé có khung xương vững chắc, chiều cao vượt trội và khả năng vận động nhanh nhẹn trong các hoạt động thể chất.
Những điều cần tránh khi cho trẻ ăn yến sào
Đối với trẻ ăn yến lần đầu, ba mẹ cần quan sát biểu hiện của bé, nếu xảy ra trường hợp bé bị bồn chồn khó tiêu, bụng chướng, đi ngoài phân sống, mẹ nên ngưng cho bé ăn yến một thời gian rồi thử lại. Nếu vẫn còn trường hợp trên thì có thể cơ địa bé không phù hợp với yến sào, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để rõ hơn.
Yến sào là thức ăn bổ sung cực kì tốt dành cho trẻ e từ trên 1 tuổi. Ăn yến sào đúng liều lượng, đúng thời điểm sẽ giúp bé có được nền tảng sức khoẻ vững chắc, ngăn ngừa được nhiều bệnh lý do thiếu chất gây ra.
Bé được bổ sung nhiều dưỡng chất quý hiếm mà trong nhiều loại thức ăn khác không có được, giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, ba mẹ sẽ thấy việc nuôi con trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.
Milany chúc ba mẹ có thật nhiều góc nhìn mới qua bài viết này cũng như những lưu ý quan trọng để mang tặng con món quà vô giá như yến sào, cho con những điều tốt đẹp nhất.
Tham khảo các bài cách sử dụng yến sào khác không thể bỏ qua
- Tổ yến bị mốc có ăn được không
- Ngày nào cũng ăn yến sào có tốt không
- Nên ăn yến nóng hay yến lạnh
- Cách sử dụng yến sào cho người già
- Ăn yến bao lâu thì có tác dụng
- Nên ăn yến vào lúc nào
- Uống nước yến vào lúc nào tốt nhất
- Bầu mấy tháng ăn yến được