Tổ yến kỵ với thực phẩm nào ?
Tổ yến kỵ với thực phẩm nào khi kết hợp trong những món ăn bồi bổ? Khi chế biến yến sào tuyệt đối tránh những gì ? Bằng những kinh nghiệm bản thân và chia sẻ từ khách hàng, hôm nay CEO yến sào Milany sẽ mách bạn những lưu ý quan trọng về những điều tối kỵ khi sử dụng yến sào nhé!
Tổ yến kỵ với thực phẩm nào ?
Với nguyên liệu là yến sào, chúng ta có thể chế biến ra rất nhiều món ăn khác nhau từ món ngọt đến món mặn và tất cả đều có giá trị về việc phục hồi và bồi bổ sức khỏe.
Cùng điểm qua những món ăn phổ biến khi kết hợp với yến sào như: Yến chưng táo đỏ, hạt sen, kỷ tử, đông trùng hạ thảo , chè tuyết yến dưỡng nhan, chè yến hạt chia kỷ tử,... Những món mặn từ yến sào như gà, bồ câu hầm yến, cháo gà, cháo hải sản yến sào, soup vi cá hải sâm yến sào,...
Có thể thấy, hầu hết tất cả các món ăn khác đều có thể kết hợp cùng tổ yến mà không kiêng kỵ gì. Vì vậy chúng ta không cần lo ngại khi sáng tạo và biến tấu ra nhiều món ngon từ yến sào cho gia đình đổi vị.
Việc kết hợp với những thực phẩm khác nhau không chỉ mang lại hương vị thơm ngon mà còn có tác dụng tốt cho sức khỏe. Nếu bạn muốn biết thêm về những tác dụng của yến sào hãy đọc thêm bài viết dưới đây của Milany.
Yến sào kỵ gì?
Yến sào kỵ gì khi sơ chế?
Không ngâm tổ yến thô trong nước sôi, nước nóng. Chỉ ngâm với nước lạnh ở nhiệt độ bình thường và ngâm tối đa 20 phút để tránh việc hao hụt dinh dưỡng do ngâm quá lâu. Đối với chân yến hay những tổ yến thô già có kết cấu quá dày, cứng, có thể ngâm lâu hơn nhưng phải quan sát độ nở mềm và vớt yến ra sớm.
Yến sào kỵ gì khi chế biến?
Vì sao khi chế biến yến sào ta thường dùng phương pháp chưng cách thuỷ, đó là do yến sào rất kỵ với nhiệt độ cao. Tuyệt đối không nấu yến sào trực tiếp trong nồi dưới nhiệt độ cao, làm như vậy những dưỡng chất sẽ bốc hơi và bị triệt tiêu hết. Một phần khác khi nấu dưới lửa lớn, yến sào dễ bị tan và vỡ kết cấu, thành phẩm sau khi chế biến sẽ mất đi độ giòn dai và hương vị thơm đặc trưng của tổ yến.
Không nấu yến trực tiếp trong các món cháo, hầm, soup, canh yến. Chúng ta nên chưng yến riêng khoảng 15 phút, sau khi nấu chín các thành phần khác, mới cho yến sào vào sau cùng rồi thưởng thức. Đây là cách bảo toàn dinh dưỡng trong tổ yến và vẫn giữ được độ dai giòn sựt sựt của tổ yến.
Yến sào kỵ gì khi bảo quản?
Đối với tổ yến khô, có thể để trong hộp kín và để nơi thoáng mát lên đến 2 năm. Tuy nhiên thực phẩm nào cũng vậy, nếu để quá lâu sẽ không tốt bằng việc sử dụng sớm, chúng ta nên cân nhắc việc mua yến với số lượng vừa phải và sử dụng trong thời gian ngắn, không nên lưu trữ quá lâu.
Đối với tổ yến tươi (tổ yến đã qua bước sơ chế, ngâm nở), nên để vào túi zip hoặc hộp kín hơi và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1 tháng. Muốn để lâu hơn nên cho vào ngăn đá. Lưu ý dụng cụ bảo quản phải tuyệt đối kín để tránh tình trạng các loại vi khuẩn trong môi trường tủ lạnh xâm nhập vào gây biến chất và ẩm mốc.
Đối với yến đã chế biến thành món ăn, nên đậy kỹ và cất ngăn mát trong 1 tuần. Tốt nhất nên sử dụng càng sớm càng tốt để tránh đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy do thức ăn bị hỏng.
Công ty TNHH Milany
Thương hiệu yến sào biển cao cấp xuất xứ từ Khánh Hoà - Phú Yên
Hỗ trợ tư vấn sản phẩm qua Fanpage Milany : https://m.me/milanyvn/
Hỗ trợ tư vấn sản phẩm qua Zalo : https://zalo.me/0933332814/
Địa chỉ Milany tại HCM : Số 3, đường số 11, KP5, phường An Phú, Quận 2, TP Thủ Đức, HCM
Địa chỉ Milany tại Đà Nẵng : 69 Trần Huy Liệu, Phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng
Địa chỉ Milany tại Phú Yên ( kho hàng Milany ) : Khu phố Phú Hoà, thị trấn Hoà Hiệp Trung, huyện Đông Hoà, Phú Yên