Bị covid ăn yến chưng được không ?

Bác sĩ Trần Bảo Quốc Tác giả Bác sĩ Trần Bảo Quốc 19/07/2024 23 phút đọc

Bị covid ăn yến chưng được không ? Không những được mà còn rất tốt nữa đó các bạn!

 

Bản thân CEO nhà Milany đã trải qua giai đoạn cực kì khó khăn để tìm lại sức khoẻ cho bản thân và gia đình trong giai đoạn covid, và đây cũng là cột mốc khiến mình bén duyên cùng ngành yến.

 

Yến sào không những tốt mà phải nói cực kì tốt đối với người mắc covid, đặc biệt là hậu covid nếu chúng ta nắm được những lưu ý quan trọng khi ăn yến sào. Nếu bạn còn đang phân vân bị covid có nên ăn yến không thì hãy cùng nghe chia sẻ của Milany qua bài viết này nhé!

 

Bị covid ăn yến chưng được không?   

 
Yến sào trong Đông y được cho rằng có tính bình, vị ngọt và tác dụng vào kinh phế và kinh vị. Đây cũng chính là những cơ quan bị covid tấn công trực tiếp nếu người bệnh mắc F0. Chính vì thế, việc ăn yến khi mắc covid là cần thiết và là cách phục hồi sức khoẻ nhanh chóng. Tuy nhiên bạn cần lưu ý những giai đoạn được và không được ăn yến.
 
cach che bien yen chung cho nguoi bi covid

 

Khi đang bị bệnh: Lúc này cơ thể vô cùng suy yếu vì vật lộn với virut, các cơ quan hô hấp như phổi, họng, hệ hô hấp đều đang bị tấn công. Việc ăn yến chưng lúc này là không hợp lý vì cơ thể hầu như không thể hấp thu được dinh dưỡng trong tổ yến. Một phần nữa có thể thấy triệu chứng của người F0 thường dẫn đến tình trạng nôn ói, tiêu chảy do hệ tiêu hóa bị giảm chức năng, ăn yến lúc này sẽ khiến người bệnh dễ chướng hơi đầy bụng, một số trường hợp ăn yến xong sẽ bị lả người, đổ mồ hôi và nôn mửa.

Hơn nữa, yến sào được khuyên không sử dụng đối với nhiều trường hợp đang sốt cao, nôn ói, viêm nhiễm và suy hô hấp, thời điểm này dùng yến chỉ khiến cơ thể mệt mỏi hơn và không thể hấp thụ được, không chỉ yến sào mà các loại thực phẩm đại bổ như nhân sâm, nấm đông trùng hạ thảo ,… đều được khuyên không nên sử dụng trong thời điểm này.
 
bi-covid-co-an-yen-chung-duoc-khong-an-yen-sao-khi-khoi-benh
 
Khi bệnh đã khỏi: Mỗi người có cơ địa khác nhau sẽ có thời gian bình phục sau covid khác nhau, từ 1 tuần có khi đến 3 - 4 tuần. Nếu theo dõi cơ thể vượt qua triệu chứng sốt cao kèm tiêu chảy, nôn ói và dần hồi phục, lúc này nên bổ sung yến sào vào thực đơn mỗi ngày để cơ thể nhanh chóng hồi phục. Lượng dinh dưỡng dồi dào trong yến sào giúp cơ thể tăng đề kháng, tăng cường hoạt động cho các cơ quan nội tạng bị tổn thương do covid như gan, phổi, thận,… Ăn yến sào sẽ giúp cơ thể phục hồi rất nhanh so với việc bồi dưỡng các loại thức ăn khác. 

Và theo kinh nghiệm của mình, ở thời điểm vừa bình phục sau F0, khoảng 40% bệnh nhân sẽ bị hiện tượng mất vị giác, khứu giác, dẫn đến ăn không ngon miệng. Thay vì người bệnh phải ăn một lượng thức ăn nhiều hơn để bổ sung dinh dưỡng nhưng hoàn toàn không cảm nhận được hương vị của thức ăn thì việc ăn một bát yến chưng đủ liều lượng sẽ rất dễ dàng mà vẫn đảm bảo được nguồn dưỡng chất đa dạng vào cơ thể.
 
bi-covid-co-an-yen-chung-duoc-khong-nen-an-vao-buoi-sang-khi-thuc-day
 
Bệnh covid ăn yến thời điểm nào là tốt nhất: Ở giai đoạn cơ thể vừa khỏi bệnh, bạn nên ăn yến sào mỗi ngày để tăng cường đề kháng giúp cơ thể phục hồi nhanh nhất. Lời khuyên cho bạn là nên ăn yến vào buổi sáng khi vừa thức dậy.

Một ly nước ấm để detox độc tố sau đó có thể dùng ngay một bát yến chưng ấm với khoảng 2-3g yến. Đây là cách ăn giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt nhất do các cơ quan tiêu hoá lúc này đang hoạt động rất mạnh mẽ.

Ăn yến vào thời điểm này còn giúp cơ thể hấp thu năng lượng đầy đủ cho một ngày mới. Nếu không ăn vào buổi sáng, bạn cũng có thể ăn vào thời điểm trước giờ đi ngủ buổi tối 1 tiếng, cách bữa ăn tối tầm 2 tiếng lúc bụng rỗng đế tối ưu việc hấp thu yến sào nhé.
 

Tác dụng của tổ yến đối với người bị covid 

 
Xét theo bảng thành phần khoa học của yến sào, lượng protein không béo chiếm 50% sẽ cung cấp nguồn năng lượng hoạt động cho cơ thể, bên cạnh đó là các dưỡng chất đa dạng đảm bảo cho sự vận động của các cơ quan bên trong từ hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, hệ hô hấp,…  

Sự đa dạng trong thành phần của yến sào chính là thế mạnh khiến yến sào được xem là món ăn siêu dưỡng chất cho mọi đối tượng. Người sau covid sẽ bị hao tổn sức lực cũng như tổn thương khá nhiều những cơ quan bên trong, ăn yến lúc này giúp cơ thể tăng đề kháng, phục hồi chức năng cho các cơ quan nội tạng rất nhanh chóng.  
   
Bên cạnh đó, theo Đông y, yến sào   giúp  bổ phế, dưỡng âm, trừ ho, tiêu đàm, định suyễn,… Khi người bệnh mắc covid, cơ thể bị suy nhược phế khí hư, âm hư, mệt mỏi biếng ăn và hàng loạt các triệu chứng do suy hô hấp. Việc dùng yến sào ở thời điểm này giúp cơ thể trở lại hoạt động mạnh mẽ và chữa lành những thương tổn của hệ hô hấp.  
 
Công dụng của yến sào không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ người bị Covid mà còn rất đa dạng. Yến sào là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và có lịch sử sử dụng từ lâu đời trong y học cổ truyền.   

Vì vậy, nếu bạn đang quan tâm đến các công dụng của yến sào. Tham khảo thêm bài viết sau nhé: CÔNG DỤNG CỦA TỔ YẾN
 
bi-covid-co-an-yen-chung-duoc-khong-tac-dung-cua-yen-chung-voi-nguoi-bi-covid

 

F0 có được ăn yến không? Ăn bao nhiêu là đủ?   

 
+ Người bệnh F0 sau khi khỏi bệnh rất nên sử dụng yến sào để cơ thể bình phục nhanh nhất.  

Nên dùng một lượng yến khoảng từ 3-5g/ yến sào khô/ ngày liên tục trong 1 tháng để cảm nhận rõ rệt sự thay đổi của sức khoẻ, sau đó có thể giảm liều lượng hoặc mật độ ăn yến xuống 2,3 ngày/ lần để duy trì sức khoẻ.
 
Lưu ý: Yến sào tuy là thực phẩm đại bổ nhưng không phải ăn nhiều, ăn tới tấp là cơ thể sẽ khoẻ lên, việc ăn quá nhiều yến sào chỉ khiến cơ thể khó hấp thu và còn gây lãng phí tiền bạc.
 
 
Trẻ em bị covid có nên ăn yến chưng không?   

Sau khi trẻ khỏi bệnh, ba mẹ nên cho bé dùng yến chưng đối với trẻ trên 1 tuổi. Nên cho bé dùng từ 2-3g yến/ cách ngày để cơ thể bé hấp thu dinh dưỡng tốt nhất.
 
Lưu ý quan trọng: Mẹ không nên dùng đông trùng hạ thảo chưng với yến sào cho bé dưới 6 tuổi, vì trong đông trùng hạ thảo có 1 số dược tính không phù hợp với thể trạng của bé.
 
 
Những đối tượng nào không nên ăn yến khi bị covid?  

Yến sào tuy rất lành tính và phù hợp với hầu hết mọi độ tuổi, tuy nhiên, vì lượng chất bổ khá nhiều trong tổ yến dễ gây tác dụng phụ đến một số trường hợp mà các chuyên gia dinh dưỡng đã cho lời khuyên không nên ăn yến sào đối với:

- Trẻ em dưới 1 tuổi , bà bầu ở 3 tháng đầu, mẹ sau sinh 1 tháng đầu tiên cũng không nên ăn yến sào do cơ thể không thể hấp thu trong những thời điểm này dễ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Người mắc một số bệnh như sau: 
 
Ở những trường hợp này, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sỹ nếu muốn sử dụng yến sào, hoặc có thể thử dùng từng lượng yến sào thật ít và quan sát phản ứng của cơ thể, nếu thấy bất thường nên dừng ngay.

Đặc biệt, trong những trường hợp người mắc covid thuộc nhóm này thì không nên sử dụng yến sào vì dễ ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây mệt mỏi, đầy hơi, nôn ói do cơ thể không hấp thu được.
 

- Người bị suy dương, tiểu trong

 

- Người đang ho, cảm mạo, sốt cao, nhức đầu

 

- Người bị tiêu chảy, lạnh bụng, nôn ói và viêm dạ dày

 

- Người bị viêm nhiễm nặng: viêm phế quản, viêm tiết niệu, viêm phổi,…

 

- Người cơ địa tỳ vị yếu, khó hấp thu dinh dưỡng, thường suy nhược, ốm yếu,…

 
Liều lượng và những lưu ý khi dùng yến sào sau khi nhiễm covid:  

Tuỳ vào độ tuổi và tình trạng cơ thể sau covid mà chúng ta căn chỉnh liều lượng yến sào phù hợp để sử dụng. Theo Milany nhận xét, dù ăn yến ở thời điểm sức khoẻ bình thường hay sau khi bị F0, bạn chỉ nên dùng đủ lượng yến phù hợp vì dù có ăn nhiều thì cơ thể cũng chỉ hấp thu được một lượng nhất định. Lời khuyên của Milany cách ăn yến sau khi bị covid như sau:
 
Đây chỉ là lời khuyên chung cho tất cả mọi người, tuy nhiên trong quá trình sử dụng yến sào, sự hấp thu sẽ khác nhau tuỳ theo cơ địa mỗi người. Bạn nên quan sát sự thích nghi và thay đổi của cơ thể để điều chỉnh liều lượng phù hợp nhất tránh gây lãng phí.
 

- Trẻ từ 1-3 tuổi dùng 1g yến / lần/ cách ngày

 

- Trẻ từ 3-12 tuổi dùng 1-2g yến/ ngày ( dùng liên tục trong 1 tháng và giảm dần ở tháng thứ 2)

 

- Người lớn sau covid nên dùng 2-4g yến/ ngày (dùng liên tục trong 1 tháng và dùng cách ngày ở tháng tiếp theo)

 

Lưu ý khi dùng yến sào cho người mới khỏi covid 19   

 

luu-y-1-bi-covid-an-yen-chung-duoc-khong
 
Một lưu ý mà Milany thường xuyên nhắc lại khi bán yến sào cho khách hàng đó là : Ăn yến sào chỉ cần duy trì, không cần ăn quá nhiều. Người mới khỏi covid sẽ bị nhiều chứng bệnh do hậu covid gây ra khiến cơ thể rất yếu. Việc dùng yến sào ngày 1 ngày 2 không phải cách tốt nhất, mà nên dùng yến liên tục trong nhiều tháng để cơ thể được phục hồi một cách tốt nhất. 
 
luu-y-2-bi-covid-an-yen-chung-duoc-khong  
 
Người sau covid nên dùng yến chưng còn nóng, hạn chế ăn đồ lạnh vì hệ hô hấp lúc này đang bị tổn thương khá nhiều, việc ăn đồ ấm, nóng giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.  
 
luu-y-3-bi-covid-an-yen-chung-duoc-khong
 
Việc phục hồi sau covid là cả một quá trình, ăn yến sào không phải là yếu tố duy nhất giúp bạn bình phục nhanh mà cần phải kết hợp với việc luyện tập điều độ, thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh, tránh các đồ cay nóng, dầu mỡ và bổ sung rau xanh nhiều hơn.  
 
luu-y-4-bi-covid-an-yen-chung-duoc-khong
 
Không chỉ dùng yến chưng, từ yến sào có thể chế biến rất nhiều món mặn như món cháo, soup, món hầm bổ dưỡng kết hợp cùng nhiều nguyên liệu đa dạng. Đây là cách chế biến yến sào vừa tăng cường chất bổ và đỡ ngán do sử dụng yến trong thời gian dài.  
 

Câu hỏi thường gặp về bị covid ăn yến chưng được không ?  

 

1. Yến có tác dụng gì với người bị covid?

 

Yến sào giúp tăng đề kháng, hồi phục sức khoẻ. Ngoài ra tổ yến còn giúp dưỡng âm, bổ phế, hồi phục chức năng phổi do tổn thương sau covid

2. Bị covid nên ăn yến thời điểm nào?

 

Nên ăn vào buổi sáng sớm khi bụng còn rỗng để cơ thể dễ dàng hấp thu. Hoặc có thể ăn vào buổi tối trước khi ngủ khoảng 1 tiếng. Tốt nhất nên ăn yến khi còn nóng để cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn.

 

3. Ăn gì để bồi bổ sau covid?

 

Người bệnh sau covid nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh và đặc biệt nên sử dụng yến sào để cơ thể được bổ sung nhiều dưỡng chất, giúp cơ thể mau chóng hồi phục và khoẻ mạnh.

 

Cẩm nang quý khách nên đọc một lần về tác dụng của yến sào:  

 

Viết bình luận
Thêm bình luận

Thông báo

Tư vấn qua Zalo
Tư vấn qua Phone
Tư vấn qua Facebook