Trên thị trường hiện nay, nấm trùng thảo có thể bị làm giả qua nhiều cách thức khác nhau. Vậy làm sao phân biệt đông trùng hạ thảo thật giả? Dưới đây, Milany sẽ hướng dẫn các bạn một số cách phân biệt đơn gian, theo dõi ngay nhé!
1. Cách phân biệt đông trùng hạ thảo thật giả
Phân biệt qua khứu giác
Thông qua khứu giác, bạn có thể phân biệt chính xác đông trùng hạ thảo thật giả như sau:
Khi mở nắp hộp thật, bạn sẽ cảm nhận được mùi thơm tương tự như mùi của nấm rơm hoặc mùi tanh nhẹ nhàng như mùi của nấm hương. Đặc biệt, khi bạn mang chúng đi đốt, mùi tanh sẽ bốc lên mạnh mẽ hơn. Lưu ý rằng, mùi hương đặc trưng của đông trùng hạ thảo thật rất nhẹ, do đó bạn cần xác định kỹ trước khi mua.
Đối với hàng giả, bạn có thể phát hiện mùi nồng của các chất hóa học được sử dụng để làm giả sản phẩm. Ngoài ra, khi đem đi đốt, bạn sẽ cảm nhận được mùi khét thay vì mùi tanh như đông trùng hạ thảo thật.
Phân biệt thông qua vị giác
Có một số cách nhận biết đông trùng hạ thảo thật giả thông qua vị giác, vì đây là một loại dược liệu tự nhiên và đã được trải qua quá trình hình thành lâu dài. Do đó, có một hương vị đặc trưng mà hàng giả không thể sao chép được.
Khi bạn cho một miếng nấm trùng thảo thật vào miệng và nhai nhỏ, bạn sẽ cảm nhận được một vị giống như đang nhai hạt đậu nành. Để cảm nhận mùi vị rõ ràng hơn, bạn hãy đặt sợi nấm qua nhiệt độ 50 - 60 độ C trước khi nhai.
Ngoài ra, bạn sẽ cảm thấy có một hương thơm nhẹ. Càng nhai lâu, hương thơm sẽ càng lan tỏa kèm vị bùi và ngậy đậm. Khi nhai lâu, nấm trùng thảo thật sẽ khiến miệng của bạn có vị hơi tanh.
Nấm trùng thảo giả khi nhai sẽ rất cứng và ít vị, bạn sẽ cảm thấy nó tương tự như bột đất sét. Nếu bạn nhai lâu thì sẽ không có mùi thơm, thay vào đó là mùi đất rất nồng kèm vị ngọt và khiến bạn bị dính răng.
Phân biệt bằng thị giác
Không chỉ nhận biết bằng vị giác và khứu giác, các bạn còn có thể phân biệt đông trùng hạ thảo thật giả thông qua thị giác. Cùng xem ngay những chia sẻ sau của Milany nhé!
Bạn có thể phân biệt đông trùng hạ thảo thật bằng mắt thường thông qua những đặc điểm sau:
- Hình dáng: Có nét tương đối giống con tằm, nhưng có phần thân dài, mỏng. Bên cạnh đó, dược liệu còn có màu nâu đen ở phía đầu và phần trùng ở phía dưới có các sọc vằn xung quanh.
- Phần thảo phía đầu: Có chiều dài từ 4 – 7 cm và đường kính khoảng 0,3 cm, có màu nâu sẫm đến đen nhẹ. Đặc biệt, ở giữa có màu nhạt hơn so với đuôi và chân, cho thấy sự liên kết chặt chẽ giữa thân và đầu.
- Phần mắt: Mắt của đông trùng hạ thảo tự nhiên có màu nâu cánh gián ánh đồng.
- Chiều dài: Kích thước của chúng khoảng 5 đến 8 cm, trong đó phần trùng có chiều dài 3 – 5 cm và phần thảo là 2 – 3 cm.
- Vằn khía: Có khoảng 20 đến 30 vằn khía, 3 vằn khía thường tạo nên một nếp gấp, xếp vòng quanh quanh thân. Ở vị trí phần trùng, các vằn khía lớn hơn và cạn hơn so với phần thảo (vằn khía nhỏ và sâu).
- Số chân: Có 8 cặp chân, trong đó 3 cặp nhỏ gần phần thảo, 1 cặp ngay cuối phần đuôi và 4 cặp đều nhau nằm đối xứng ở giữa.
- Mắt cắt (phần lưng): Đông trùng hạ thảo tự nhiên có nếp nhăn, gấp khúc rõ ràng không đều nhau.
- Màu sắc: Bao gồm 3 màu cơ bản là vàng đồng, nâu sẫm và vàng nâu. Thường thì giữa các con đông trùng hạ thảo sẽ có sự khác biệt về sắc độ và các màu sắc sẽ được phân bổ không đồng đều trên cơ thể.
Đối với đông trùng hạ thảo giả, bạn có thể tham khảo nội dung dưới đây để tránh tình trạng mua phải hàng kém chất lượng:
- Phần mắt: Khu vực nằm giữa phần thảo và phần trùng có màu đen đậm.
- Vằn khía: Các nếp gấp của vằn khía được làm phẳng bằng cách ép một cách chặt chẽ trong khuôn.
- Số chân: Số lượng chân có thể ít hoặc nhiều hơn, không đều là 8 cặp chân.
- Màu sắc: Tất cả đông trùng hạ thảo có màu sắc giống nhau, có thể là màu nâu hoặc vàng rất đậm, không có sự chênh lệch hay khác biệt.
Đo trọng lượng ở trên tay
Có một sự khác biệt đáng kể về trọng lượng giữa đông trùng hạ thảo thật và giả. Cụ thể hơn:
- Đông trùng hạ thảo thật: Khi cầm trên tay bạn sẽ có cảm giác nhẹ nhàng, tương tự như cỏ khô sau khi đã được sấy để bảo quản trong thời gian dài, vẫn giữ nguyên thành phần và tác dụng ban đầu.
- Đông trùng hạ thảo giả: Trọng lượng khá nặng vì bên trong có thể chứa các lõi chì để làm tăng khối lượng.