Cách chưng yến cho bà bầu
Cách chưng yến cho bà bầu rất đa dạng vì vốn dĩ yến sào có thể kết hợp với hầu hết mọi loại thực phẩm khác. Tuy nhiên, mỗi loại thực phẩm đều có chứa những dưỡng chất và công dụng khác nhau đối với cơ thể, nếu chịu khó tìm hiểu chúng ta sẽ có được rất nhiều món ngon phù hợp với sức khoẻ của mẹ bầu mà còn đỡ ngán vì phải ăn đi ăn lại một món trong cả thai kỳ.
Cùng theo chân Milany tìm hiểu bà bầu ăn yến có tác dụng gì và 9 cách chưng yến cho bà bầu trọn vị trọn dưỡng chất nhé!
9 cách chưng yến cho bà bầu giữ trọn dưỡng chất
- 1- Chưng yến với hạt sen:
CHẾ BIẾN:
Ngâm hạt sen (khô) khoảng 1 tiếng cho nở đều, hạt sen tươi không cần ngâm nhưng phải lấy tim sen để tránh bị đắng. Luộc hoặc hấp tầm 20 phút đến khi chín mềm.
Ngâm tổ yến khoảng 15- 30 phút tuỳ loại yến, vớt ra để ráo và xé nhỏ vừa ăn. Cho vào thố chưng cách thuỷ cùng nước lọc khoảng 15 phút.
Cho hạt sen đã luộc vào, cho tiếp đường phèn đã chuẩn bị và chưng thêm khoảng 10 phút.
Thành phẩm yến chưng nở đều, hạt sen chín bùi có mùi thơm là đạt.
Món này có thể ăn nóng hoặc lạnh đều ngon.
=> Yến chưng hạt sen thanh mát dễ ăn, giúp mẹ bầu ngủ ngon, bổ sung dinh dưỡng đa dạng và cải thiện sức khỏe rất tốt.
- 2- Chưng yến với hạt chia
CHẾ BIẾN:
Ngâm tổ yến từ 15-30 phút tuỳ loại cho đến khi nở mềm.
Vớt ra tách sợi và cho vào thố, đổ nước ngập phần yến và chưng trong 15 phút.
Cho tiếp gừng hoặc lá dứa, đường phèn vào chưng thêm 5 phút.
Tắt bếp và cho hạt chia vào đảo đều, đợi 10 phút cho hạt chia nở hết là có thể thưởng thức.
=> Yến chưng hạt chia có vị bùi béo đặc trưng của hạt chia, kết cấu mềm mịn dễ ăn và dễ tiêu hóa. Mẹ bầu ở những tháng cuối thai kỳ muốn hạn chế việc tăng cân có thể ăn món này để giữ cân mà vẫn đầy đủ dưỡng chất.
- 3- Chưng yến cho bà bầu với saffron
CHẾ BIẾN:
Ngâm tổ yến khô trong nước lọc tầm 15- 20 phút, tổ yến tươi không cần ngâm, chỉ cần tách sợi vừa ăn.
Cho yến vào thố chưng cùng nước lọc vừa đủ ngập tổ yến, chưng trên lửa vừa tầm 15 phút.
Cho đường phèn vào chưng thêm 5 phút cho đến khi đường tan hết và tắt bếp.
Nhuỵ hoa nghệ tây saffron cho vào sau cùng, khuấy đều và đợi khoảng 10 phút cho dưỡng chất tan ra hết là dùng được.
=> Thành phẩm yến chưng saffron có màu vàng chanh bắt mắt, mùi thơm thoang thoảng dễ ăn. Mẹ bầu ăn món này để cải thiện giấc ngủ, làn da và tinh thần luôn sảng khoái.
- 4- Chưng yến với hạt óc chó
CHẾ BIẾN:
Tổ yến ngâm mềm rồi chưng trên lửa vừa khoảng 15 phút.
Hạt óc chó ngâm khoảng 30 phút, cho vào xay cùng sữa đặc hoặc sữa tươi có đường, nấu trên lửa nhỏ khoảng 10 phút. Các mẹ có thể dùng máy làm sữa hạt và cho hỗn hợp này vào nấu, bật chế độ sữa hạt để ra thành phầm mềm mịn, hoà quyện.
Cho phần tổ yến đã chưng lên trên hỗn hợp sữa óc chó đã nấu chín và thưởng thức.
=> Món yến chưng sữa óc chó giúp em bé phát triển trí não từ trong bụng mẹ và giúp mẹ cải thiện sức khoẻ rất tốt, an thần và ngủ sâu giấc hơn.
Lưu ý: thành phần của món này rất dễ hỏng nên tốt nhất mẹ bầu nên dùng ngay, không nên bảo quản trong tủ lạnh dễ gây biến chất.
- 5- Chưng yến với táo đỏ
CHẾ BIẾN:
Ngâm tổ yến với nước lọc từ 15- 30 phút tuỳ loại yến ( già hay non). Cho vào thố chưng cách thuỷ khoảng 15 phút.
Táo đỏ rửa sạch ngâm khoảng 15 phút, để nguyên quả hoặc cắt theo chiều dọc.
Cho táo đỏ, đường phèn vào thố yến đã chưng và chưng thêm 10 phút trên lửa vừa.
Lưu ý: trong táo đỏ có sẵn vị ngọt nên các mẹ điều chỉnh lượng đường phèn vừa phải tránh cho món này bị ngọt quá.
=> Yến chưng táo đỏ là món ăn phổ biến nhất khi chế biến yến sào. Táo đỏ bổ sung sắt và giúp hoạt huyết, cho mẹ bầu sức khoẻ ổn định và còn có tác dụng dưỡng nhan, bảo vệ làn da cho phụ nữ rất tốt. Mẹ bầu nên dùng món này thường xuyên và cả quá trình sau sinh.
- 6- Cách chưng yến với mật ong
CHẾ BIẾN:
Ngâm tổ yến trong nước lọc đến khi nở mềm, vớt ra để ráo và tách sợi vừa ăn.
Chưng yến trong thố với lửa vừa khoảng 15 phút, cho vài lát gừng vào chưng thêm 5 phút rồi tắt bếp.
Mật ong nên cho vào khi đã múc yến ra bát, gia giảm tuỳ độ ngọt.
Lưu ý: không đun mật ong trực tiếp trên bếp hoặc chưng với yến vì sẽ làm mất đi dưỡng chất của mật ong.
=> Món yến chưng mật ong giúp kháng viêm, hỗ trợ các chứng liên quan đến hô hấp như đau họng, ho có đờm. Mẹ bầu ăn yến chưng mật ong để tăng đề kháng và dưỡng nhan rất tốt, nên ăn thường xuyên.
- 7- Chưng yến với gà ác
CHẾ BIẾN:
Gà ác rửa sạch với muối và rượu trắng cho bớt mùi tanh.
Cho gà ác cùng nguyên liệu thuốc bắc vào nồi hầm khoảng 1 tiếng, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Yến sào ngâm mềm rồi chưng trên lửa vừa khoảng 20 phút.
Cho gà ác ra tô, bỏ yến sào đã chưng lên trên và thưởng thức.
=> Yến chưng gà ác là món ăn bồi bổ cho mẹ bầu, hàm lượng dinh dưỡng khá cao nên mẹ không ăn thường xuyên dễ gây tăng cân.
- 8- Chưng yến với đường phèn, nha đam
CHẾ BIẾN:
Ngâm tổ yến đến khi nở đều, vớt ra để ráo rồi tách sợi. Chưng trên lửa vừa khoảng 15 phút.
Nha đam rửa sạch ngâm muối cho bớt nhớt, xắt hạt lựu. Lá dứa rửa sạch xắt khúc hoặc bó lại.
Cho đường phèn, nha đam và lá dứa vào thố yến đã chưng, chưng thêm 5 phút và tắt bếp.
=> Món yến chưng đường phèn nha đam cực kì thanh mát, phù hợp vào mùa hè và có thể ăn lạnh. Món này giúp mẹ bầu thanh nhiệt, dễ tiêu hoá, mẹ nên thử nhé!
- 9- Chưng yến với súp gà xé
CHẾ BIẾN:
Bắp mỹ bào nhỏ, cà rốt xắt hạt lựu, đậu hà lan rửa sạch.
Nấu sôi nước và cho ức gà vào luộc chín, vớt ra và cho các nguyên liệu đã sơ chế vào, nấu khoảng 15 phút cho các nguyên liệu chín mềm.
Ức gà vớt ra xé sợi và cho lại vào nồi nguyên liệu đang đun, nêm nếm vừa ăn.
Hoà bột bắp với một ít nước rồi khuấy đều khi hỗn hợp đang sôi cho đến khi sền sệt, nêm hành ngò và tắt bếp.
Tổ yến ngâm mềm và chưng trên lửa vừa 15 phút, sau đó cho lên trên tô súp gà xé, trộn đều và thưởng thức.
=> Súp ức gà là món ngon lành tính có nhiều dinh dưỡng, phù hợp cho mẹ bầu vào các bữa sáng hoặc bữa phụ. Nên cho yến sào vào sau cùng, không nên đun cùng súp sẽ bị hao hụt nhiều dưỡng chất.
Lưu ý về cách chưng yến cho bà bầu đúng chuẩn
Mặc dù có thể kết hợp được với rất nhiều nguyên liệu nhưng mẹ bầu nên tìm hiểu những món ăn không phù hợp để chọn lọc trước khi chưng cùng yến sào.
Chỉ nên chưng yến theo phương pháp chưng cách thuỷ rồi mới cho vào các nguyên liệu khác, không nấu yến sào trực tiếp trên lửa lớn sẽ làm mất đi nhiều dưỡng chất quý của yến sào.
Chưng yến cho mẹ bầu nên chưng lượng ít, vừa đủ ăn. Không nên chưng nhiều rồi cất trong tủ lạnh, nếu bảo quản không đúng cách sẽ gây biến đổi chất và khiến mẹ đau bụng, tiêu chảy, ảnh hưởng sức khoẻ.
Cần tìm nguồn yến sào uy tín, tránh việc mua phải yến giả, yến trộn các chất phụ gia làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé.
+ Các thực phẩm cần tránh cho phụ nữ mang thai khi dùng chung tổ yến: tuỳ vào sức khoẻ và cơ địa của mỗi người mà các mẹ nên lưu ý những thực phẩm chưng cùng yến sào khi ăn. Ví dụ với một số mẹ bị huyết áp thấp, điều trị máu đông, lượng đường trong máu thấp thì không nên ăn yến chưng cùng kỷ tử.
+ Sử dụng yến cho mẹ bầu đúng cách nhất
Mẹ bầu nên dùng từ 4-6g yến khô / lần ăn/ cách ngày để bổ sung dinh dưỡng.
Mẹ bầu dưới 3 tháng không nên ăn yến sào. Ở 2 tháng cuối thai kỳ mẹ cũng nên giảm dần lượng yến sào vì giai đoạn này bé hấp thu nhanh dễ bị tăng cân, dẫn đến thai to, khó sanh.
Thời điểm tốt nhất để ăn yến sào là vào sáng sớm hoặc buổi tối trước khi ngủ tầm 1 tiếng.
Mẹ sau sinh muốn ăn yến cũng nên đợi qua 1 tháng đầu, khi cơ thể đã ổn định và phục hồi trở lại.
Nếu cảm thấy cơ thể nôn nao, khó tiêu và chướng bụng sau khi ăn yến, mẹ nên theo dõi và thay đổi khung giờ ăn yến cho phù hợp. Không nên cố ăn khiến cơ thể mệt mỏi mà không hấp thu được.
Tác dụng của yến sào đối với bà bầu
Bên cạnh đó, CEO Milany cũng có bài viết chia sẻ kinh nghiệm ăn yến phù hợp cho bà bầu và những lưu ý khi ăn yến sào. Mẹ bầu có thể xem chi tiết ở bài viết sau đây: BÀ BẦU NÊN ĂN YẾN VÀO THÁNG THỨ MẤY