Yến chưng lê
Yến chưng lê là một món ăn tuyệt vời có hương vị thơm ngon và mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe. Trong yến sào và quả lê đều chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng bao gồm protein và axit amin giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể chống lại các virus gây bệnh. Hãy cùng Milany khám phá chi tiết về công dụng cũng như cách chế biến món ăn bổ dưỡng này ngay nhé!
1. 5+ tác dụng của yến chưng lê
Yến chưng lê có tác dụng hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh lý, đặc biệt đối với hệ hô hấp. Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của yến chưng trái lê:
Hỗ trợ chữa bệnh liên quan đến phổi: Yến chưng trái lê được chứng minh là có tác dụng làm sạch phổi. Món ăn này cũng giúp hỗ trợ tích cực các bệnh lý như hen suyễn, viêm phế quản, đồng thời làm giảm tổn thương phổi và cải thiện chức năng hô hấp.
Giúp điều trị ho: Các thành phần có trong yến chưng lê như yến sào, quả lê, đường phèn, gừng có công dụng làm ấm phổi. Điều này giúp giảm các triệu chứng ho và hỗ trợ phục hồi sức khỏe của hệ hô hấp.
Thanh nhiệt, giải độc cơ thể: Chưng yến với lê có thể giúp cung cấp vitamin C, acid folic và khoáng chất quan trọng nhằm thanh lọc, làm mát cơ thể.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Chất xơ có trong quả lê giúp tăng cường chức năng tiêu hóa và ngăn chặn tình trạng táo bón.
Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể: Yến sào trong là một nguồn thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
2. 3+ cách chưng yến với lê hiệu quả và chất lượng
Dưới đây là một số cách chế biến yến chưng lê ngon miệng một cách nhanh chóng, dễ dàng mà bạn có thể tham khảo:
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm cách kết hợp với các nguyên liệu khác để tạo sự đa dạng các món ăn cho gia đình tại: Cách chưng yến
Yến chưng lê đường phèn
Yến chưng lê đường phèn được cho là có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng yến chưng lê đường phèn có công dụng làm giảm mức cholesterol xấu trong máu, ngăn chặn các bệnh lý như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim và đột quỵ
Nguyên liệu:
1 miếng yến vuông
1 trái lê
Đường phèn
Thố sứ chưng yến
Bước 1: Cho miếng yến vuông vào nước ngâm trong khoảng 20-30 phút để yến nở mềm ra.
Bước 2: Thái lê thành từng lát mỏng. Bạn có thể điều chỉnh số lượng lê tùy theo khẩu vị và sở thích.
Bước 3: Khi yến đã mềm sau khoảng thời gian ngâm nước, bạn hãy đặt yến và lê vào thố sứ chưng đã chuẩn bị sẵn. Chưng yến và lê bằng phương pháp chưng cách thủy. Sau khi chưng trong khoảng 20 phút, thêm khoảng 3-4 muỗng cà phê đường phèn vào chén. Tiếp tục chưng với lửa vừa trong thời gian 5-10 phút nữa, sau đó tắt bếp.
Yến chưng lê gừng
Yến chưng lê gừng là một món ăn vừa đơn giản, dễ thực hiện vừa mang lại công dụng hỗ trợ điều trị ho, cảm lạnh, làm ấm cơ thể hiệu quả.
Nguyên liệu:
1 trái lê
5g tổ yến
2 thìa cafe mật ong
1-2 lát gừng tươi
Cách chế biến:
Bước 1: Ngâm 5g tổ yến đã chuẩn bị trong nước khoảng 30 phút cho đến khi yến đã dần nở mềm.
Bước 2: Rửa sạch và bỏ vỏ của quả lê. Bạn dùng muỗng để khoét bỏ phần ruột của quả lê để tạo thành một cái chén có độ sâu khoảng 1cm. Những phần ruột lê bị khoét bỏ có thể được cắt nhỏ để chưng chung với tổ yến.
Bước 3: Đặt tổ yến và phần ruột lê đã chuẩn bị vào trong chén lê đã khoét. Đậy nắp của quả lê lại và đặt nó vào trong một tô nhỏ. Tiếp đó, bạn có thể chưng với phương pháp chưng cách thủy, tức là đặt tô nhỏ chứa quả lê vào một nồi nước sôi.
Bước 4: Trong thời gian chưng, bạn hãy hòa hai muỗng mật ong với một ít nước. Sau khi chưng khoảng 20 phút, bạn cho thêm mật ong và 1-2 lát gừng tươi tùy theo khẩu vị của bạn vào chén. Tiếp tục chưng thêm 5 phút nữa để hương vị được hòa tan hoàn toàn.
Yến chưng lê mật ong
Yến chưng lê mật ong là món ăn có chứa nhiều collagen, một thành phần quan trọng giúp duy trì độ đàn hồi và độ ẩm cho da. Ngoài ra, mật ong cũng cung cấp dưỡng chất và độ ẩm cho tóc giúp hạn chế tình trạng rụng tóc một cách đáng kể.
Nguyên liệu:
5g tổ yến tinh chế
Nửa trái lê
2 muỗng cà phê mật ong nguyên chất
Cách chế biến:
Bước 1: Ngâm yến trong nước từ 20 - 30 phút cho yến nở mềm.
Bước 2: Thái lê thành hạt lựu nhỏ.
Bước 3: Cho yến và lê vào một thố sứ. Đổ nước vào thố sao cho ngập đủ yến và lê. Sau đó chưng thố cách thủy trong khoảng 20 phút.
Bước 4: Trong khi chưng yến và lê, bạn tiến hành hòa mật ong với nước ấm cho tan hoàn toàn vào nhau. Sau đó, đổ hỗn hợp mật ong vừa pha vào thố chưng yến đang sôi. Tiếp tục chưng thêm 5 phút. Mật ong sẽ góp phần tăng thêm hương vị ngọt ngào và giá trị dinh dưỡng cho món ăn.
Yến chưng lê táo đỏ
Lê và táo đỏ có chứa chất xơ giúp tăng cường sự tiêu hóa và duy trì sự hoạt động của đường ruột. Đồng thời, trong tổ yến cũng có chứa enzym amylase và lipase hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn.
Nguyên liệu:
10g tai yến
40g táo đỏ
Đường phèn
Vani
Cách chế biến:
Bước 1: Ngâm yến trong nước nóng trong khoảng 1 giờ. Sau 1 giờ, bạn sử dụng nĩa để xé tổ yến thành những mảnh nhỏ.
Bước 2: Rửa táo đỏ với nước sạch, sau đó đặt vào một hũ nước và ngâm trong khoảng 1 giờ. Sau khi ngâm xong, bạn vớt táo đỏ từ hũ nước và cho vào nồi. Tiếp tục cho thêm 500ml nước vào nồi và đun với lửa vừa trong 10 phút. Nấu khoảng 10 phút rồi tắt bếp.
Bước 3: Đặt chén yến vào trong nồi và từ từ cho lượng táo đỏ vừa ăn. Đậy nắp và chưng yến trong 10 phút. Sau đó, bạn cho thêm 2 thìa cà phê đường phèn và 1 thìa cà phê vani vào chén. Đậy nắp lại và đun thêm 5 phút, sau đó tắt bếp và thưởng thức.
3. Một số lưu ý khi sử dụng yến chưng với lê
Khi sử dụng lê chưng yến, bạn nên lưu ý một số vấn đề như sau để đảm bảo hiệu quả dinh dưỡng của món ăn mang lại:
Chọn tổ yến chất lượng: Trước tiên, bạn cần đảm bảo lựa chọn sản phẩm tổ yến chất lượng, có thể là dạng thô hoặc đã tinh chế và yến tươi. Đồng thời bạn cũng nên nắm rõ cách phân biệt tổ yến thật với các sản phẩm tổ yến giả, pha hóa chất.
Chưng nấu yến đúng cách: Bạn không nên chưng yến trong thời gian quá lâu. Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài, dưỡng chất có trong yến có thể bị hao hụt và sợi yến có thể rã ra không còn đảm bảo hương vị thơm ngon.
Chọn lê tươi: Lựa chọn lê tươi, không bị hư hỏng hoặc dập nát và tránh chọn sản phẩm có chứa hóa chất độc hại. Trước khi chế biến, bạn nên ngâm lê trong nước muối hoặc dung dịch ngâm rửa trái cây để đảm bảo an toàn.
Sử dụng với tần suất vừa phải: Bạn chỉ nên sử dụng yến chưng lê mỗi tuần khoảng 2-3 lần. Nếu bạn ăn yến chưng trái lê mỗi ngày, cơ thể sẽ không kịp hấp thụ các dưỡng chất dẫn đến tình trạng lãng phí.
Kết hợp với khẩu phần ăn đa dạng: Bên cạnh việc sử dụng món yến chưng lê, bạn nên kết hợp với các thực phẩm dinh dưỡng khác trong khẩu phần ăn hàng ngày. Xây dựng một thực đơn dinh dưỡng phù hợp với tình trạng sức khỏe để đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất.
Như vậy, bài viết đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc xoay quanh món yến chưng lê . Hy vọng ở những chia sẻ trên, bạn sẽ biết cách chưng yến với lê đúng cách để mang lại những giá trị dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp về món ăn này, hãy liên hệ ngay với Milany để được giải đáp nhé!
Tham khảo các món yến làm tráng miệng khác không thể bỏ qua
- Yến chưng sữa tươi
- Trái cây tổ yến
- Bánh trung thu yến sào
- Yến chưng nước dừa
- Chè tổ yến trái cây
- Sữa chua yến sào